=
=

Bài 2: Các câu lệnh đơn

I. Câu lệnh

Là các chỉ thị yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Kết thúc câu lệnh trong C bằng dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ:

x = x + 2;
printf("Day la mot lenh\n");

II. Lệnh gán

II.1. Lệnh gán

Lệnh gán có dạng: Biến = Biểu thức

Ví dụ : a = b + c

Các toán hạng bên trái bao giờ cũng phải là một biến.

Lệnh gán có thể sử dụng trong các phép toán và các câu lệnh như các biểu thức khác.

Ví dụ:

a = b = 5; // nghĩa là gán giá trị của biểu thức b=5 cho biến a. Kết quả là b=5 và a=5.
a = b = c = d = 6; // gán 6 cho cả a, b, c và d
II.2. Lệnh gán kết hợp

Có dạng : Biến pt= Biểu thức

Trong đó pt có thể là một trong các phép toán hai ngôi: +, -, *, /, %, <, >, &, |, ^

Ví dụ :
x *= y + 3; // nghĩa là x = x * (y + 3);
a +=b; // nghĩa là a = a + b;

Người ta thường sử dụng lệnh gán kết hợp khi toán hạng bên phải là một biểu thức khá dài.

III. Lệnh xuất dữ liệu ra màn hình

Lệnh xuất dữ liệu được định dạng sử dụng hàm printf theo cú pháp:

printf("chuỗi định dạng"[, đối mục 1, đối mục 2,...]);

Khi sử dụng hàm phải khai báo tiền xử lý #include <stdio.h> và tên hàm printf phải viết bằng chữ thường.

đối mục 1, đối số mục 2,...: là các mục dữ kiện cần in ra màn hình. Các đối mục này có thể là biến, hằng hoặc biểu thức phải được định trị trước khi in ra.

chuỗi định dạng: được đặt trong cặp nháy kép (" "), gồm 3 loại:

Mã định dạng Mô tả
%c Ký tự đơn
%s Chuỗi
%d Số nguyên thập phân có dấu
%e Số chấm động (ký hiệu có số mũ)
%f Số chấm động (ký hiệu thập phân)
%g Số chấm động (%f hay %g)
%x Số nguyên thập phân không dấu
%u Số nguyên hex không dấu
%o Số nguyên bát phân không dấu
l Tiền tố dùng kèm với %d, %u, %x, %o để chỉ số nguyên dài (ví dụ %ld)
Mã định dạng Mô tả
\n Nhảy xuống dòng kế tiếp canh về cột đầu tiên
\t Canh cột tab ngang
\r Nhảy về đầu hàng, không xuống hàng
\a Tiếng kêu bip
\\ In ra dấu \
\" In ra dấu "
\' In ra dấu '
%% In ra dấu %

Ví dụ 1: Xuất ra màn hình chuỗi Bai hoc C dau tien kèm theo ký tự điều khiển xuống dòng \n. Nhấn nút Execute để thực thi.

☛ Bài tập:
  • Nhấn dòng liên kết Edit this program in JDoodle.com để truy cập trang chủ JDoodle.
  • Thay đổi nội dung chương trình C xuất rà màn hình 3 dòng chữ Xin chào các bạn! chỉ với 1 lệnh printf.
  • Lưu đến tài khoản cá nhân trên JDoodle.

Ví dụ 2: Xuất ra màn hình các số có dấu chấm động. Nhấn nút Execute để thực thi.

7: độ rộng trường (bao gồm phần nguyên, phần lẻ và dấu chấm động)
.2 : số chữ số thập phân

☛ Bài tập:
  • Nhấn dòng liên kết Edit this program in JDoodle.com để truy cập trang chủ JDoodle.
  • Thay đổi nội dung chương trình C:
    • Xóa các biến b, c
    • Gán biến a giá trị 12.3456
    • Thay đổi lệnh printf xuất ra màn hình giá trị a = 1.234567E+01
  • Lưu đến tài khoản cá nhân trên JDoodle.

IV. Lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím

Nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng hàm scanf theo cú pháp:

scanf("chuỗi định dạng"[, đối mục 1, đối mục 2,...]);

Khi sử dụng hàm phải khai báo tiền xử lý #include <stdio.h> và tên hàm scanf phải viết bằng chữ thường.

đối mục 1, đối số mục 2,...: là danh sách các đối mục cách nhau bởi dấu phẩy, mỗi đối mục sẽ tiếp nhận giá trị nhập vào. Lưu ý trước mỗi đối mục sẽ kèm một dấu &.

chuỗi định dạng: được đặt trong cặp nháy kép (" ") là hình ảnh dạng dữ liệu nhập vào.

Ví dụ 3: Nhập một số nguyên từ bàn phím vào Stdin Inputs và nhấn Execute:

☛ Chú ý: Nhập vào 12abc, biến i chỉ nhận giá trị 12. Nhập 3.4 chỉ nhận giá trị 3.

Ví dụ 4: Nhập vào 2 số a, b phải cách nhau bằng khoảng trắng hoặc enter vào Stdin Inputs và nhấn Execute:

☛ Bài tập:
  • Nhấn dòng liên kết Edit this program in JDoodle.com để truy cập trang chủ JDoodle.
  • Thay đổi nội dung chương trình C xuất rà màn hình tổng giá trị của hai biến a và b.
  • Lưu đến tài khoản cá nhân trên JDoodle.